Xuất xứ và lịch sử Đại đồng (tư tưởng)

Khái niệm “đại đồng” được nhắc đến trong “Đại đồng chương” (大同章), sách Lễ ký-lễ vận (禮記•禮運) của Khổng Tử:

“ 大道之行也,天下為公,選賢與能,講信修睦,故人不獨親其親,不獨子其子,使老有所終,壯有所用,幼有所長,鰥寡孤獨廢疾者皆有所養;男有分,女有歸。貨惡其棄於地也,不必藏於己;力惡其不出於身也,不必為己,是故謀閉而不興,盜竊亂賊而不作,故外戶而不閉,是謂大同。 ”

"Ở thời đại đạo thực hành thì thiên hạ là của chung, người ta chọn kẻ hiền năng, giảng điều xác thực, thực hiện trên thuận dưới hòa. Cho nên, người ta không chỉ thương kính riêng cha mẹ mình, không riêng yêu con mình. Kẻ già được nuôi dưỡng trọn đời, người trẻ được sử dụng, trẻ con được săn sóc đến trưởng thành, thương người cô đơn mất vợ, thương kẻ lẻ bóng góa chồng, thương người tàn phế tật nguyền đều được nuôi dưỡng; người nam có công việc, người nữ lập gia đình,ghét phí phạm của cải vứt bỏ ra đất, chẳng cần cất giữ cho mình; ghét không ra sức vì người, không ắt vì mình. vì thế: mưu mô chấm dứt không chỗ hưng khởi, trộm cướp và giặc loạn không còn nơi hành động. Thế nên cửa ngõ không cần đóng, đó là thời đại đồng.”[3]

Khái niệm “Đại đồng” cũng được Khang Hữu Vi sử dụng và viết thành cuốn “Đại đồng thư” (大同書)

Tư tưởng “đại đồng” cũng có thể được thấy trong tư tưởng chính trị của Tôn Trung Sơn, được thể hiện qua lời ca của quốc ca Đài Loan hiện nay:

Quốc ca Đài Loan có đoạn: “三民主義,吾黨所宗,以建民國,以進大同.” (Tam dân chủ nghĩa, đảng ta đề cao, xây dựng dân quốc, tiến tới đại đồng.). Quốc kỳ ca Đài Loan có đoạn: “毋自暴自棄,毋故步自封,光我民族,促進大同.” (Đừng vội vàng nóng nảy từ bỏ, đừng tự trối buộc mình theo đường lối xưa cũ, làm rạng danh dân tộc ta, tiến tới Đại Đồng.)